ENZYME Là gì ? Thiếu hụt enzyme có nguy hiểm không ?

ENZYME Là gì ? 

Enzyme (còn được gọi thông thường là men) là tên gọi chung cho các chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein, được tạo thành từ các tế bào sinh vật. Trong cơ thể con người, động vật và cả thực vật, hay bất cứ nơi nào tồn tại sự sống thì đều tồn tại enzyme.

Enzyme tham gia vào tất cả các hoạt động thiết yếu để duy trì sự sống như tổng hợp, phân giải, vận chuyển chất, đào thải độc, cung cấp năng lượng, và chúng đó đều liên quan trong vấn đề ” THỰC PHẨM BỔ SUNG “

Cơ thể người có thể tạo ra hai loại enzyme chính là loại enzyme tiêu hóa và enzyme chuyển hóa. Các loại enzyme tiêu hóa hóa được tiết ra trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy và ruột non giúp cơ thể tiêu hóa thực phẩm. Trong khi đó, các loại enzyme chuyển hóa lại được sản sinh trong các tế bào, giúp cơ thể tổng hợp năng lượng và sử dụng năng lượng. Những năng lượng này có vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố giúp con người có khả năng hít thở, suy nghĩ, di chuyển…

Có mấy loại enzyme trong hệ tiêu hóa ? 

Hệ tiêu hóa hoạt động được là nhờ sự phối hợp của nhiều cơ quan khác nhau. Các cơ quan này lấy thức ăn và nước uống rồi phân giải thành các chất đơn giản, ví dụ như protein, tinh bột, chất béo và các vitamin, sau đó được được chuyển qua ruột non và đi vào máu và đi nuôi cơ thể. Cả quá trình phân giải này đều cần sự góp mặt của enzyme.

Có 3 loại enzyme tham gia vào quá trình này.

1. Enzyme chuyển hóa

Là những enzyme đóng vai trò chủ yếu trong việc sản sinh ra các tế bào mới và sửa chữa, bảo trì các tế bào, các mô và các cơ quan đã bị hư hại. Tuyến tuỵ là cơ quan chính sản xuất và tiết ra các enzyme chuyển hoá trong cơ thể.

Một trong những chức năng quan trọng nhất của các enzyme chuyển hoá diễn ra trong máu, đó là xử lý các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi thức ăn, và phân phối đến mọi bộ phận của cơ thể.

2. Enzyme tiêu hóa

enzyme được tiết ra trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy và ruột non, làm nhiệm vụ tiêu hoá những thực phẩm được đưa vào cơ thể, bởi vậy chúng giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ của hệ tiêu hoá.

3. Enzyme thực phẩm

Còn được gọi là enzyme hữu cơ, là những enzyme có trong thực phẩm tươi sống được đưa vào cơ thể qua thức ăn, giúp enzyme tiêu hóa phá vỡ thức ăn.

Cơ thể người theo thời gian dần dần mất khả năng tự sản xuất enzyme, lượng enzyme có sẵn trong cơ thể sụt giảm theo chu kỳ 10 năm và việc hấp thu các enzyme thực phẩm cũng khó khăn hơn.

Thiếu hụt enzyme có nguy hiểm không?

– Mọi hoạt động trong cơ thể chúng ta đều có sự tham gia của enzyme. Do đó, sự thiếu hụt enzyme sẽ khiến chúng ta gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

– Sự thiếu hụt các loại enzyme tiêu hóa sẽ làm giảm hoặc vô hiệu hóa sự phân giải thực phẩm thành những loại đường đơn, các axít amino và các axít béo vốn có nhiệm vụ tạo năng lượng cho cơ thể, do đó nó gây ra sự mệt mỏi, thiếu sức sống.

– Sự thiếu hụt enzyme còn dẫn đến những hệ lụy khác cho sức khỏe, như trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, nhức đầu, các rối loạn về ruột, xơ vữa động mạch, cholesterol cao, yếu cơ và nguy hiểm nhất là sự suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Một số loại enzyme trong cơ thể con người

Có hàng ngàn loại enzyme trong cơ thể con người, các loại enzyme dưới đây chỉ là một vài ví dụ điển hình:

  • Lipase: Giúp tiêu hóa chất béo tại ruột.
  • Amylase: Giúp chuyển hóa tinh bột thành đường.
  • Maltase: Giúp chuyển hóa đường maltose thành glucose. Maltose được tìm thấy trong các loại thực phẩm như khoai tây, mì ống và bia.
  • Trypsin: Giúp chuyển hóa protein thành các axit amin. Trypsin được tiết ở trong ruột non.
  • Lactase: Cũng được tìm thấy ở ruột non, giúp chuyển hóa lactose thành glucose và galactose.
  • Acetylcholinesterase: Giúp phân hủy chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong dây thần kinh và cơ.
  • Helicase: Enzyme tháo xoắn DNA.
  • DNA polymerase: Tổng hợp DNA từ deoxyribonucleotide.

Enzyme đóng một vai trò rất lớn trong hoạt động sống hàng ngày của cơ thể con người. Bằng cách liên kết và thay đổi các hợp chất, các enzyme duy trì tốt hoạt động tại hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, cơ bắp và các cơ quan khác.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo